Thực phẩm tươi sống là gì? Cách phân loại thực phẩm tươi sống
28/08/2024
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, việc hiểu rõ khái niệm thực phẩm tươi sống là gì cũng như các lưu ý khi sử dụng và bảo quản loại thực phẩm này cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thông tin chi tiết các loại thực phẩm tươi sống để đảm bảo rằng mỗi bữa ăn không chỉ thơm ngon mà còn an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
1. Thực phẩm tươi sống là gì?
Theo Wikipedia định nghĩa: Thực phẩm tươi sống là những loại thực phẩm chưa qua bất kỳ quá trình chế biến nhiệt hay xử lý thủ công – công nghiệp, thường giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng, hương vị tự nhiên và không chứa các chất bảo quản hay phụ gia hóa học.
Các loại thực phẩm tươi sống bao gồm đa dạng các loại trái cây, rau củ, thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi. Do tính chất dễ nhiễm khuẩn và hư hỏng, thực phẩm tươi sống thường cần được bảo quản trong điều kiện lý tưởng và sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Để phân biệt giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến, người tiêu dùng nên tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mình.
Tiêu chí
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm chế biến sẵn
Hình thức
Thực phẩm chưa qua xử lý hoặc chế biến công nghiệp.
Thực phẩm đã được xử lý hoặc chế biến bằng các phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.
Thời gian bảo quản
Ngắn, dễ hư hỏng.
Lâu hơn nhờ các phương pháp chế biến và bảo quản.
Giá trị dinh dưỡng
Giữ nguyên chất dinh dưỡng tự nhiên, không mất chất.
Có thể mất một phần chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến, nhưng cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng hoặc phụ gia.
Hương vị
Hương vị tự nhiên, tươi sống.
Hương vị có thể thay đổi do quá trình chế biến do thêm phụ gia hoặc gia vị.
Hóa chất và phụ gia
Không chứa hoặc chứa rất ít chất bảo quản hoặc phụ gia.
Có thể chứa chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, hoặc chất tạo ngọt nhân tạo.
An toàn thực phẩm
Dễ bị nhiễm khuẩn nếu không bảo quản đúng cách.
Thường an toàn hơn do đã qua xử lý, nhưng có thể chứa chất bảo quản hoặc phụ gia gây hại nếu sử dụng lâu dài.
2. Cách phân loại thực phẩm tươi sống đơn giản
2.1 Rau củ quả
Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là các loại thực phẩm rau củ quả tươi sống phổ biến và lợi ích mà chúng mang lại:
Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, rau muống, bông cải xanh, xà lách,… giàu chất xơ, vitamin A, C, và K, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Củ: Cà rốt, khoai tây, củ cải đường, hành tây, tỏi,… cung cấp nhiều Vitamin C, B6, kali, chất xơ – tốt cho tim mạch và tiêu hóa.
Quả: Táo, cam, dứa, chuối, đu đủ, nho, bơ,…giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Trái cây mọng nước: Dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đen,… chứa đến 90-95% nước hỗ trợ hoạt động của thận và tăng cường sự tươi mới cho làn da, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Các loại hạt: Hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương,… chứa nhiều chất béo tốt và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin E, magiê.
Nấm: Nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm,… chứa nhiều vitamin B, protein, chất xơ, kali,vitamin D, canxi và nhiều vi chất khác.
Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của rau củ quả, người tiêu dùng nên sử dụng chúng hàng ngày trong các bữa ăn chính và phụ. Tổ chức WHO khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất 400 – 500g rau củ quả mỗi ngày. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau củ quả có thể dẫn đến dư thừa chất xơ, gây khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng khác.
Việc sử dụng rau củ quả tươi sống mang lại nhiều lợi ích hơn so với thực phẩm chế biến sẵn (củ sấy khô, trái cây sấy, rau muối chua,…). Bởi chúng giữ nguyên các dưỡng chất tự nhiên, giúp cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ từ hệ miễn dịch đến sự phát triển của xương và trí não.
2.2 Thịt tươi sống
Thịt tươi sống (thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm,…) chứa hàm lượng protein, sắt, kẽm, và vitamin B. Đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng chất lượng cao vô cùng quan trọng cho cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
100g thịt bò: chứa khoảng 250 kcal, 26g protein và 3mg sắt. Nguồn dinh dưỡng quan trọng cho quá trình tạo máu.
100g thịt gà: cung cấp 165 kcal và 31g protein, đây là nguồn protein nạc lý tưởng cho xây dựng cơ bắp.
100g thịt heo: cung cấp các vitamin nhóm B, hỗ trợ hệ thần kinh.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt tươi sống có thể liên quan đến nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2. Vì vậy, người tiêu dùng nên kiểm soát lượng thịt tiêu thụ hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với các nguồn protein khác như cá, hải sản,… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tiêu thụ quá ít thịt tươi sống sẽ khiến cơ thể thiếu hụt protein, mất khối lượng cơ và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Thịt tươi sống giữ nguyên được các dưỡng chất tự nhiên mà không bị mất đi do quá trình chế biến hoặc bổ sung các chất bảo quản như thịt xông khói, thịt hộp, thịt nguội,… Điều này giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất gây hại như natri nitrat, chất bảo quản, và các loại chất béo không lành mạnh.
Đối với trẻ nhỏ, tiêu thụ thịt tươi sống giúp cung cấp đủ protein và các vitamin thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp, xương, và hệ thần kinh, đồng thời giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ.
2.3 Hải sản tươi sống
Hải sản tươi sống được nhiều người yêu thích bởi không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Đây là loại thực phẩm cung cấp một nguồn dinh dưỡng phong phú với đa dạng chủng loại như: cá, tôm, cua, mực, hàu, sò, nghêu, và ốc.
Theo các khuyến nghị từ các tổ chức y tế, người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 200 – 300 gram hải sản tươi sống và trẻ em dao động từ 60 – 120 gram. Lượng tiêu thụ này cung cấp vừa đủ các axit béo omega-3, protein và các dưỡng chất quan trọng khác để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ và hệ thần kinh.
Người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp (cá hồi, cá thu nhỏ, tôm và hàu) và tiêu thụ số lượng phù hợp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thủy ngân, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Nên sử dụng hải sản tươi sống giữ nguyên được hương vị tươi ngon và các dưỡng chất quan trọng như omega-3, vitamin D không bị mất đi do quá trình chế biến. Đặc biệt không chứa các chất bảo quản hoặc phụ gia như hải sản đóng hộp hay chế biến sẵn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống.
2.4 Trứng, các sản phẩm từ sữa
Trứng và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày đối với mọi lứa tuổi.
Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng cút,…
Sữa: Sữa tươi nguyên chất được lấy trực tiếp từ động vật (như bò, dê).
Trứng và các sản phẩm từ sữa là những nguồn cung cấp dưỡng chất phong phú, đặc biệt là protein, canxi, vitamin D và vitamin B12.
Trứng: chứa protein, calo, và choline, một chất quan trọng cho chức năng não.
Sữa: cung cấp protein, canxi, dưỡng chất cần thiết rất quan trọng cho sự phát triển xương và răng.
Các sản phẩm từ trứng và sữa cung cấp những dưỡng chất thiết yếu, tuy nhiên mọi người cần nên cân nhắc lượng tiêu thụ hàng ngày với tần suất hợp lý. Nếu tiêu thụ quá nhiều trứng và sữa có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, cơ thể tiêu thụ ít các loại sản phẩm này sẽ gặp phải tình trạng thiếu hụt protein và canxi, dẫn đến yếu cơ và loãng xương.
Mặc dù, trứng và sữa tươi sống giữ nguyên hầu hết các chất dinh dưỡng tự nhiên, nhưng cũng có thể nhiễm vi khuẩn có hại như Salmonella (trong trứng) hoặc E. coli (trong sữa). Việc tiêu thụ các sản phẩm tươi sống này mà không qua xử lý có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Thực phẩm trứng và sữa đã qua chế biến vẫn giữ lại phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, và vitamin D giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm.
3. Hướng dẫn bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách
Bảo quản rau, củ, quả và trái cây: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C. Sử dụng hộp hoặc túi chuyên dụng có lỗ thông hơi để tránh đọng nước làm rau mau hỏng. Các loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt,… không nhất thiết để trong tủ lạnh, bạn có thể bảo quản chúng ở nơi khô ráo, mát mẻ.
Bảo quản thịt tươi sống: Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông (với mục đích bảo quản lâu dài). Nên để thịt trong các hộp hoặc túi được bọc kín để hạn chế vi khuẩn gây bệnh, tránh lẫn mùi làm ảnh hưởng đến hương vị thực phẩm.
Bảo quản hải sản tươi sống: Để trong ngăn mát tủ lạnh và ướp muối nhằm giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Hạn chế bỏ vào ngăn đông giảm chất lượng của hải sản, khi rã đông đông, các tinh thể đá có thể làm phá vỡ kết cấu tế bào của thịt hải sản, gây ra hiện tượng “lỏng” và mất chất lượng sau khi rã đông để giữ được hương vị tươi ngon.
Bảo quản trứng và các sản phẩm từ sữa: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C. Chú ý hạn sử dụng và đóng chặt nắp để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách bảo quản thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng hãy tham khảo thêm bài viết “Cách bảo quản thực phẩm tươi sống”.
Thông qua bài viết này, bạn đã nắm rõ khái niệm thực phẩm tươi sống là gì cũng như khám phá lợi ích và hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn nếu không bảo quản đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh bằng cách chọn mua thực phẩm tươi sống từ các cơ sở uy tín, nơi có quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn cho bữa ăn của bạn mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.
Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích và cập nhật mới nhất về thực phẩm tươi sống, hãy truy cập website chính thức của AEON. Tại đây, người tiêu dùng sẽ tìm thấy một loạt các sản phẩm tươi ngon cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.